Đây là hình thức tích hợp nhiều kiến thức trong một môn. Giáo viên sẽ kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp và tri thức từ nhiều chủ đề để giúp học sinh hiểu sâu sắc sắc nội dung bài học.
Ví dụ: Đối với môn Toán, Để giải được bài toán ứng dụng tích phân để tính diện tích hình phẳng thì học sinh có thể dùng phương pháp đại số (đạo hàm và giải phương trình tung độ giao điểm) hoặc phương pháp hình học (đạo hàm và đồ thị).
Tích hợp liên môn là hình thức kết hợp kiến thức từ nhiều môn khác nhau thông qua các chủ đề, vấn đề, khái niệm lớn chung trong một bài học. Từ các kiến thức của môn này, học sinh có thể ứng dụng cho các môn khác.
Ví dụ: Đối với các bài toán môn Hóa học vô cơ, các em có thể dùng phương pháp khảo sát đồ thị của Toán học.
Tích hợp đa môn là hình thức sử dụng một vấn đề, một nội dung vào nhiều môn học. Hình thức này sẽ chú trọng vào yếu tố bối cảnh kiến thức, trải nghiệm và học tập theo dự án, theo chủ đề.
Ví dụ: Với Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu, học sinh vừa có thể nắm kiến thức văn học vừa có thể tìm hiểu lịch sử qua sự kiện Bùi Quang Diệu chỉ huy 3 cánh quân tập kích đồn Tây Dương ở chợ Trường Bình, Cần Giuộc ngày 16/12/1861.
Tích hợp xuyên môn là hình thức dạy học về một vấn đề, một nội dung nằm ngoài yêu cầu cơ bản của một môn học. Hình thức này yêu cầu học sinh phải đảm bảo đáp ứng kiến thức và kỹ năng từ nhiều môn cùng lúc. Hình thức này thường được học sinh sử dụng để thực hiện các dự án học tập cá nhân hoặc dự án nhóm.
Ví dụ: Trong dự án ô nhiễm ở ao, hồ, sông, suối, học sinh cần phải phân tích được nguồn nước từ kiến thức của hai môn hoá – sinh. Ngoài ra, học sinh phải vận dụng các kiến thức khoa học xã hội để phân tích được nguyên lý hành vi của con người trong sự tác động đến nguồn nước ấy. Từ đó, đề ra được các giải pháp môi trường mang tính khả thi cao nhất dựa trên điều kiện thực tế.
Xem ngay: Các môn học tích hợp ở mỗi cấp Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông
Các hình thức dạy học tích hợp được xem là phương thức giáo dục hiện đại và mang tính tiến bộ vì cải thiện được các điểm yếu của nhiều phương pháp dạy học cũ, truyền thống. Do đó, 4 hình thức dạy học tích hợp kể trên đã được áp dụng linh hoạt vào các môn học ở chương trình giáo dục phổ thông. Cụ thể:
Vinschool là hệ thống giáo dục tư thục lớn nhất Việt Nam hiện nay, được đầu tư bài bản về mọi mặt theo chuẩn quốc tế. Theo đó, chương trình giảng dạy luôn được cập nhật theo các phương pháp, mô hình tiên tiến nhất trên thế giới.
Chương trình học tại Vinschool là chương trình tích hợp giữa chương trình quốc tế Cambridge và chương trình của Bộ GD&ĐT, qua đó đảm bảo các nhu cầu học tập trong nước cũng như quốc tế. Vinschool là cơ sở giáo dục đầu tiên được cấp phép thực hiện chương trình tích hợp đổi mới theo Nghị định 86/2018/NĐ-CP.
Các môn học tại Vinschool được Hội đồng Khảo thí Quốc tế Cambridge (CAIE) cung cấp đề cương môn học, cách thức đánh giá và các học liệu hỗ trợ. Từ các nguồn tài liệu này, chương trình Cambridge có thể được đưa vào các trường như một chương trình độc lập hoặc tích hợp với chương trình phổ thông Việt Nam như một phần của các chương trình song ngữ. Bên cạnh đó, Vinschool cũng tích hợp môi trường học tập quốc tế với các yếu tố bản địa để thể hiện thế mạnh bản địa hóa của chương trình Cambridge. Các hình thức dạy học tích hợp tại Vinschool
1 – Tích hợp xuyên môn: Học sinh Vinschool luôn có cơ hội trải nghiệm nhiều hoạt động như tham gia các dự án, ngoại khóa, kiến tập,… Các hoạt động này yêu cầu nhiều kiến thức, kỹ năng của nhiều môn khác nhau để qua đó, các bạn được thể hiện năng lực bản thân.
2 – Tích hợp liên môn: Năng lực học tập tích hợp của học sinh được thể hiện qua hình thức tích hợp này. Theo đó, 4 tiêu chuẩn đầu ra liên môn tại Vinschool mà học sinh phải đáp ứng được là:
3 – Tích hợp nội môn: Các môn đã học tích hợp tại Vinschool được chia theo 6 lĩnh vực chính. Ưu điểm của phương pháp này tại Vinschool là mang đến sự tiếp cận kiến thức một cách toàn diện và đa chiều cho các thế hệ học sinh Vinschool. Mỗi môn học sẽ vừa là nền tảng nâng cao kiến thức, vừa giúp các bạn học sinh hoàn thiện các kỹ năng.
Tóm lại, các hình thức dạy học tích hợp tuy còn là khái niệm mới, song trong thực tế, hướng đổi mới này trong giáo dục phổ thông đã mang lại nhiều ý nghĩa cho học sinh trong quá trình tiếp cận kiến thức. Tùy theo nhu cầu thực tế, mục tiêu của chương trình giáo dục và chủ đích của giáo viên, các hình thức sẽ được vận dụng linh hoạt khác nhau.
Tác giả: Tiểu học Phương Trung I
Nguồn tin: vinschool.edu.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn